Cách Quản Lý Nhân Sự Của Google Như Thế Nào?


Chắc hẳn chúng ta đều đã biết tới tuyên ngôn của Google với nhiệm vụ chính là tổ chức thông tin của thế giới, Google ra đời vào năm 1998 và nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong đời sống của con người. “Chúng ta không tìm kiếm một thứ gì đó trên Internet, mà chúng ta “Google” nó. Năm 2007, Google được trao danh hiệu “Nơi làm việc tốt nhất ở Mỹ” (giải thưởng do tạp chí Fortune và tổ chức Great Place to Work Institute bảo trợ) lần đầu tiên. Nếu bạn đã xem bộ phim The Internships, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra môi trường làm việc của Google hơn là chỉ nghe nói về nó. Những đặc quyền như: bữa ăn miễn phí, những chiếc ghế ngủ (nap pods), phòng tập gym, hồ bơi và nhiều thứ khác nữa nghe thật hấp dẫn, phải chứ? Đó chính là một phần của Văn Hóa Google (Google Culture) Môi trường làm việc và cách quản lý nhân sự là hai vấn đề cốt lõi biến nơi đây thành một trong những công ty đáng mơ ước nhất. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các cách quản lý nhân sự của Google nhé!

Logo biến tấu của Google

Cách quản lý nhân sự của Google - Để nhân viên tự do trong khuôn khổ.

Trong khi các doanh nghiệp Việt luôn muốn nhân viên của mình làm việc theo những quy định chung khắt khe thì Google lại có một sự khác biệt lớn. Ở đây, nhân sự của Google được tự do nhưng trong khuôn khổ. Chiến lược quản trị nhân sự tự do trong khuôn khổ đã giúp cho nhân viên cảm thấy được thoải mái, tự do với một mức độ được Google cho phép.

Ở Google, họ cho rằng nếu quản lý can thiệp quá sâu vào nhiều công việc, nhân viên sẽ không có điều kiện để phát triển được tư duy của mình. Họ cảm thấy nhàm chán, bị gò bó trong một môi trường với những quy định, nguyên tắc… dẫn tới việc căng thẳng và thiếu ý tưởng sáng tạo.

Thay vì quản lý trực tiếp, chiến lược nhân sự của Google giúp người lãnh đạo quản lý nhân viên dựa trên phần mềm để mang đến một môi trường làm việc năng động, thoải mái và tích cực, dựa trên sự chủ động cũng như ý thức của mỗi nhân viên là yếu tố hoàn thành công việc.

Cũng chính từ việc đặt giá trị tinh thần làm mục tiêu kinh doanh, chiến lược nhân sự của Google giúp mỗi cá nhân tìm ra được ý nghĩa của công việc gắn liền với đạo đức, tinh thần. Mỗi nhân sự đi làm để góp phần vào mục tiêu thay đổi thế giới, điều này khiến cho nhân viên hoàn thành công việc tốt nhất.

Nhân viên tự do trong khuôn khổ

Cách quản lý nhân sự của Google - Sẵn sàng chia sẻ thông tin

Một trong những chiến lược nhân sự của Google là sẵn sàng chia sẻ thông tin. Ở đây, sự phối hợp giữa các bộ phận, việc chia sẻ thông tin diễn ra một cách công khai và minh bạch. Nhân viên sẽ được cấp quyền hạn cho công việc của mình, ví dụ như quyền truy cập lộ trình sản phẩm, kế hoạch, báo cáo… hầu như mọi người đều được biết về công việc của người khác.

Chiến lược này giúp cho mỗi nhân sự biết rõ được công việc của mình để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Công việc được vận hành trơn tru và mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Đồng thời, việc sẵn sàng chia sẻ thông tin cũng giúp nâng cao tinh thần đoàn kết giữa mỗi cá nhân, các phòng ban, tránh những tình huống không mong muốn xảy ra ở môi trường công sở.

>>>Xem thêm: cách quản lý nhân sự bằng excel.

Cách quản lý nhân sự của Google - Bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng để tuyển dụng

Người đại diện của Google đã từng nói rằng điểm số khi bạn học ở trường, không có ý nghĩa khi họ tuyển dụng nhân sự, trừ khi doanh nghiệp sẵn sàng đào tạo họ từ đầu. Những công việc thực tế từ môi trường làm việc hoàn toàn khác với những gì bạn học được ở lớp học, vì thế Google coi trọng sự tự học hơn những tấm bằng. Trong khi đó, khác biệt với Google, đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, tấm bằng sẽ là một trong những yếu tố để xem xét và quyết định trình độ của ứng viên. Bằng cấp cũng sẽ quyết định đến mức lương của họ trong những buổi phỏng vấn.

Chính sự khác biệt trong chiến lược nhân sự của Google, chưa bao giờ coi bằng cấp là yếu tố quyết định để tuyển dụng, là một bài học mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập. Bằng chứng là có tới 14% nhân viên tại Google chưa bao giờ biết tới giảng đường của trường đại học. Vậy tại sao, chúng ta không thử tạo cho ứng viên những cơ hội cũng như thay đổi cách nhìn như Google đã và đang thực hiện.

Bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng để tuyển dụng

Cách quản lý nhân sự của Google -Tiếp thu ý kiến từ nhân viên

Rất nhiều các doanh nghiệp Việt mắc phải lỗi không lắng nghe, cho rằng quyết định của người lãnh đạo mới là quyết định đúng đắn cuối cùng. Chính điều này đã hạn chế năng lực cũng như khả năng của nhân viên.

Nhưng ở Google thì khác, tiếng nói của nhân viên là thành phần đóng góp cho sự thành công và đổi mới. Ý kiến của nhân viên được tạo điều kiện để trình bày và dĩ nhiên, ban lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe và học học.

Trong chiến lược nhân sự của Google, ý kiến của nhân viên chính là những đóng góp có lợi để cùng chung tay thực hiện mục tiêu chung là đưa doanh nghiệp đi lên. Tại đây, môi trường làm việc được coi như chính ngôi nhà của mình, họ được quyền đưa ra quan điểm, ý kiến một cách tốt nhất, góp phần vào công cuộc và mục đích phát triển chung.

Với những cách quản lý nhân sự của Google mà chúng tôi đã đúc kết trong bốn mục ở trên, mong rằng những doanh nghiệp Việt đang loay hoay tìm hướng giải quyết cho việc quản lý nhân sự sẽ sớm có những giải pháp phù hợp.


Tiếp thu ý kiến từ nhân viên


>>>Xem thêm: cách quản lý nhân sự quán cafe.