8 Cách Quản Lý Nguồn Nhân Lực Hiệu Quả

Mỗi nhà lãnh đạo đều lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo thể hiện được quan điểm bản thân nhưng cần phải có các cách thức quản lý nhân viên một cách hiệu quả.
Quản lý nhân viên hiệu quả tạo năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên đồng thời khẳng định, phát huy vai trò của người quản lý. Vậy bạn có biết về những cách quản lý nguồn nhân lực hiệu quả chưa. Nếu chưa hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management – HRM)

Đầu tiên chúng ta cần trả lời câu hỏi quản trị nguồn nhân lực là gì?

Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management – HRM) là một chức năng chiến lược, đóng vai trò cực kỳ quan trọng chi phối sự thành bại của công ty, doanh nghiệp. HRM không còn là một dịch vụ bị hạn chế hay một đơn vị gây khó chịu cho nhân viên nữa. Theo đó, hoạt động quản trị nguồn nhân lực năng động trong cách lập biểu đồ tiến trình chiến lược mà một công ty cần phải thực hiện để giữ được ưu thế cạnh tranh, đạt năng suất với lợi nhuận đặt được cao nhất.

Quản trị nguồn nhân lực-HRM

Cách quản lý nguồn nhân lực hiệu quả

Quản lý nhân viên hiệu quả tạo năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên đồng thời khẳng định, phát huy vai trò của người quản lý.Dưới đây là 8 cách quản lý nguồn nhân lực hiệu quả.

Tinh thần trách nhiệm, hết lòng với công việc.

Nhà lãnh đạo muốn nhân viên có trách nhiệm, tận tâm với công việc thì đầu tiên phải là người làm gương. Nhà lãnh đạo  nỗ lực thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ. Hết lòng cống hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công ty, bộ phận và đem lại lợi ích cho người lao động. Nhân viên sẽ hành động, làm việc có thiên hướng theo phong cách và cách thức làm việc, sự tận tâm giống nhà lãnh đạo.

Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia

Nhà quản lý không chỉ ra quyết định và ra lệnh mà còn phải lắng nghe. Lắng nghe ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới…Lắng nghe thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khăn, của nhân viên. Sự quản lý từ tâm  sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.

Sau đây là ví dụ nói về cách quản lý nhân sự của Google:

Tại Google , tiếng nói của nhân viên là nền tảng quan trọng, giúp định hình văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên được đóng góp suy nghĩ hay nguyện vọng của mình, còn ban lãnh đạo tin vào sự thành tín và trung thực từ cấp dưới đến mức cho họ đồng tham vào việc đề xuất ý kiến cho doanh nghiệp. Đây có thể là cơn ác mộng ở nhiều nơi, nhưng tại Google, nó lại phát huy hiệu quả đến không ngờ. Nhiều chiến lược quản trị nhân sự của ông lớn công nghệ đều xuất phát từ chính những người làm công ăn lương tại đây.

Vào năm 2009, nhân viên của Google  than phiền với ban lãnh đạo về việc ngày càng khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra do mức độ tăng trưởng quá nhanh của công ty. Nhận thức được sự đúng đắn trong ý kiến của số đông cấp dưới, CFO của Google khi đó đã cho tiến hành một chương trình dành riêng cho Google với tên gọi "Bureaucracy Busters" (Phát hiện bất cập). Ý tưởng này cho phép chính các Googler nói lên những bức xúc của mình đồng thời giúp công ty khắc phục chúng.
Khỏi nói cũng biết, tinh thần của nhân viên được “lên dây cót” mạnh mẽ như thế nào khi đích thân họ được chung tay trong việc tổ chức và cải thiện hệ thống làm việc nhằm giúp cho doanh nghiệp của mình ngày một đi lên.

Môi trường làm việc tại Google

Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên

Lãnh đạo phải đảm bảo quản lý nhân viên ở mức mỗi các nhân phải nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ hiểu rõ được vị trí, vai trò của mình thì làm việc một cách hiệu quả, năng suất cao dưới sự hướng dẫn và định hướng của quản lý. Đồng thời, nâng cao mối quan hệ giao tiếp của sếp với nhân viên.

Nhân viên cũng cần được phát triển. Nhà quản lý cần định hướng phát triển, lộ  trình công danh trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ.

>>> Xem thêm : Cách Quản Lý Nhân Sự Nhà Hàng.

Tầm nhìn chiến lược

Đây chính là kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Xác định rõ mục tiêu

Mục tiêu rõ ràng là nền tảng cho mọi hoạt động khác. Mục tiêu xây dựng theo  mô hình SMART nghĩa là phải rõ ràng, cụ thể, khả thi, linh hoạt…Nếu mục tiêu không khả thi thì sẽ triệt tiêu sự nỗ lực sáng tạo của nhân viên. Mục tiêu không rõ ràng gây hoang mang cho nhân viên trong quá trình thực hiện thực hiện một cách sai lệch. Mục tiêu cần phân định cho từng cấp, từng bộ phận và cho từng cá nhân.

Xây dựng mục tiêu theo SMART

Công cụ làm việc

Nhân viên phải có tất cả công cụ vật chất, kỹ thuật và cá nhân để thực hiện công việc của họ. Chúng là những công cụ, dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, thời gian làm việc hợp lý, sự ủng hộ của người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học công nghệ cần thiết. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong quá trình hội nhập công việc và môi trường làm việc. Nó giúp nhân viên thích nghi với vai trò mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái.

Đánh giá nhân viên

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên một cách định kỳ, đột xuất sẽ kiểm soát được kết quả công việc của nhân viên và tiến hành các biện pháp điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Đánh giá nhân viên làm cơ sở cho việc bố trí và sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân lực… Đồng thời, giúp nhân hiểu và hài lòng hơn với chính sách lương thưởng công bằng “ ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng ”.

Tạo động lực làm việc bằng nghệ thuật khen chê

Bạn sẽ nhận thấy lợi ích to lớn từ việc khen nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Nếu như các khoản thưởng tạo ra động lực tài chính thì khen tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn…Khen được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như giấy khen, tuyên dương trước công ty hay đơn giản chỉ là câu nói. Khen  chê nhân viên cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn chê nhân viên một cách trực tiếp, khắt khe và từ ngữ thiếu văn hóa sẽ dễ khiến họ ấm ức và có thể từ bỏ bạn. Vì thế, khi chê nhân viên nhà quản trị cần phải vừa đấm, vừa xoa vì bản chất họ vẫn là nhân viên tốt. Bạn làm cho họ nhận biết được lỗi lầm nhưng không làm họ bị tổn thương hay bị xúc phạm để họ nỗ lực sửa chữa.

Đây chính là cách quản lý nguồn nhân lực hiệu quả nhất hiện nay giúp nhân viên làm việc và cống hiến hết mình cho công ty, doanh nghiệp và các nhà quản trị nhân sự nên áp dụng công cụ quản lý này  một cách có hiệu quả.